fbpx

Blog

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỨNG NHẬN TRÊN BAO BÌ SẢN PHẨM THIÊN NHIÊN (PHẦN 1)

Có những người dành cả thanh xuân để mua sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên, và có những người đến hết thanh xuân cũng chưa thể hiểu tất tần tật các loại nhãn mác, chứng nhận được in trên bao bì của sản phẩm.

Khi bạn lên mạng hỏi cụ google, thứ mà bạn nhìn thấy là mê hồn trận của hằng hà sa số các thông tin liên quan. Hiểu được nỗi lòng đó, hôm nay VITABOX sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian nghiên cứu, để công sức đi ăn uống ngủ nghỉ du hí cho đẹp thời niên thiếu nhé. ♥

 

Dưới đây là một số loại nhãn thường gặp nhất khi bạn mua các sản phẩm từ thiên nhiên, nhất là sản phẩm order từ nước ngoài:

 

1. USDA ORGANIC

 

 

 

 

Chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – Ủy ban hữu cơ Quốc gia: ban hành năm 2005 theo chương trình hữu cơ quốc gia. Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất, yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% thành phần hữu cơ, các thành phần phi hữu cơ chiếm 5% phải nằm trong danh mục cho phép.

 

2. NPA CERTIFIED

 

 

 

 

Do Hiệp hội Sản phẩm Thiên nhiên ban hành vào năm 2008. Sản phẩm có dán nhãn này phải chứa ít nhất 95% thành phần thiên nhiên (không bao gồm nước), từ nguồn tài nguyên có thể tái tạo và tự phân hủy, không chứa các hợp chất từ dầu mỏ. Các chất tổng hợp nếu có phải thuộc danh mục được lựa chọn và nằm trong tiêu chuẩn cho phép, thân thiện với môi trường, không gây tổn hại đến con người, đồng thời sản phẩm cũng không được thử nghiệm trên động vật.

 

3. NSF NON-GMO TRUE NORTH

 

 

 

 

Là chương trình chứng nhận của National Sanitation Foundation (NSF) công bố năm 2015, được cấp cho các sản phẩm không chứa thành phần biến đổi gen, cả GMO (Genetically Modified Organisms) lẫn GE (Genetically Engineered).

 

4. NSF/ANSI 305

 

 

 

 

Được chứng nhận bởi National Sanitation Foundation (NSF) bao gồm nhưng không giới hạn trong các loại mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân dạng rửa trôi hoặc bôi lưu, các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Khi một sản phẩm chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ nhưng không được cấp chứng nhận USDA organic (do USDA chỉ chứng nhận cho ngành thực phẩm và các sản phẩm liên quan đến thực phẩm), nhà sản xuất có thể đăng ký chứng nhận NSF/ANSI 305.

 

5. CRUELTY-FREE

 

 

 

Theo PETA, cruelty-free có thể hiểu đơn giản là không thử nghiệm lên động vật các công thức, thành phần (của chính doanh nghiệp hoặc do bên thứ ba cung cấp) và sản phẩm cuối cùng ở bất cứ địa điểm nào trên thế giới và phải cam kết sẽ không làm vậy trong tương lai. Hiện nay có 1 số tổ chức chứng nhận cho các sản phẩm cruelty-free như PETA, Choose Cruelty Free, Cruelty Free International.

 

6. GLUTEN-FREE

 

 

 

 

Được cấp bởi Tổ chức Chứng nhận Gluten-free (GFCO) do GIG (Gluten Intolerance Group, dịch nôm na là Hội Những Người Không Dung Nạp Gluten) thành lập năm 2005. Sản phẩm dán nhãn GF sẽ không chứa gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen, gây ra căn bệnh celiac – bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non và cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn).

 

7. BIODEGRADABLE

 

 

 

Có nghĩa là phân hủy sinh học và không lưu lại lâu trong môi trường, những sản phẩm có nhãn Biodegradable sẽ chứa các thành phần tự phân hủy trong một khoảng thời gian hợp lý. Đây không phải là logo chính thức vì có những tổ chức, phòng thí nghiệm khác nhau áp dụng các phương pháp kiểm tra khác nhau. Vì thế bạn sẽ gặp các nhãn Biodegradable dưới nhiều cách thể hiện tùy theo hãng sản xuất.

 

8. FAIR TRADE CERTIFIED INGREDIENTS

 

 

 

 

Được cấp bởi Fair Trade USA, có thể hiểu đơn giản là chứng nhận cho những nguyên liệu được mua bán dựa trên sự công bằng: tầng lớp nông dân, công nhân và ngư dân không bị ép giá hoặc phải chịu những điều kiện nghèo nàn, bất công, từ đó đem lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần cho cộng đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho xã hội, bảo vệ môi trường bền vững.

 

9. MOBIUS LOOP

 

 

 

 

Logo vòng Mobius chỉ biểu thị rằng loại một bao bì có khả năng tái chế, không nhất thiết phải là bao bì từ các vật liệu tái chế hoặc sẽ được chấp nhận tại tất cả các địa điểm thu gom tái chế. Khi logo Mobius xuất hiện trên bao bì nhựa, sẽ có một con số được ghi ở chính giữa logo (từ 1 đến 7), con số này biểu thị loại nhựa và cách tái chế bao bì đó.

 

10. SUSTAINABLE PACKAGING BY FSC

 

 

 

Đây là tiêu chuẩn về bao bì đóng gói do Forest Stewardship Council (FSC) ban hành, nhằm chứng nhận một loại bao bì như giấy, bìa cứng, thùng carton, hộp gỗ… được làm ra từ những loại gỗ đã trải qua quá trình khai thác và chế biến (hoặc cung cấp bởi bên thứ 3) từ các khu rừng có sự quản lý chặt chẽ theo quy định của FSC.

Bài viết mới nhất

Dầu Jojoba Và Câu Chuyện Giải Cứu Cá Voi Tuyệt Chủng

DẦU JOJOBA VÀ CÂU CHUYỆN GIẢI CỨU CÁ VOI TUYỆT CHỦNG

Trước khi tìm ra dầu Jojoba, những người thợ săn thường lênh đênh trên biển trong...

Xem thêm
Tất cả thông tin bạn cần biết về 6 loại dầu nền thông dụng

6 LOẠI DẦU NỀN THÔNG DỤNG VÀ TẤT CẢ THÔNG TIN BẠN

Dầu nền là thành phần dưỡng da tuyệt vời đã được dùng từ hàng ngàn năm...

Xem thêm
Neo cảm xúc - làm thế nào để nuôi dưỡng sự tích cực bên trong bạn?

NEO CẢM XÚC – LÀM THẾ NÀO ĐỂ NUÔI DƯỠNG SỰ TÍCH

Chúng ta đều biết Cảm xúc tích cực sẽ tạo ra thành công. Vậy làm thế...

Xem thêm